Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

Thảo luận trong 'Kiến Trúc' bắt đầu bởi xaydungsongnam, 22/11/22.

  1. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

    Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

    Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

    Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

    [​IMG]
    KAHLO

    Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

    1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

    Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

    Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

    Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

    2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

    Cách đưa yêu cầu

    Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

    Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

    Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

    Cách đặt câu hỏi

    Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

    Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

    – Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

    – Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

    – Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

    Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

    Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

    Cách kiến trúc sư làm việc

    Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

    Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

    Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

    Liên hệ công ty kiến trúc:
    banner.png
    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
    Hotline: 0769 861 168
    Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
     
  2. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để lựa chọn một đơn vị phù hợp với mình nhé

    1. Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc có địa chỉ văn phòng, chi nhánh

    Đây có thể là tiêu chí mà nhiều gia chủ bỏ qua khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc. Một công ty có trụ sở riêng, nơi các bộ phận, phòng ban cùng phối hợp làm việc thường có quy trình làm việc và tính chuyên môn hóa cao. Đây cũng là nơi khách hàng có thể như trực tiếp gặp mặt kiến trúc sư để được trao đổi và nghe tư vấn về quá trình thiết kế.

    Thông qua dịp gặp mặt này, khách hàng sẽ có được cái nhìn tổng quan và chân thực nhất về tác phong làm việc, sự nhiệt thành trong công việc cũng như những đánh giá sơ bộ về chuyên môn và khả năng lắng nghe của đội ngũ nhân viên công ty. Vì vậy, việc có cho mình một trụ sở hay văn phòng riêng có thể coi là một tiêu chí đánh giá uy tín mà bạn nên cân nhắc.

    [​IMG]

    Nếu căn nhà của bạn ở quá xa văn phòng công ty, hay lưu tâm tới việc liệu công ty kiến trúc này có sẵn sàng tới tư vấn trực tiếp nơi ở của bạn không. Việc thiết kế không thể chỉ phụ thuộc vào số liệu kích thước đưa ra từ phía khách hàng mà còn phụ thuộc vào đánh giá thực tế, vì vậy điều này thể hiện rõ ràng sự tận tâm trong công việc của một đội ngũ thiết kế kiến trúc.

    2. Tham khảo các dự án thiết kế thực tế của công ty đã từng thực hiện
    Các dự án thực tế đóng vai trò như một hồ sơ năng lực của mỗi công ty thiết kế kiến trúc. Vì vậy, việc tham khảo các công trình thực tế của công ty kiến trúc có thể cho bạn những đánh giá nhất định về chuyên môn cũng như biết được đâu là phong cách cách điển hình của những đơn vị này.

    Một đơn vị thiết kế có những dự án thẩm mỹ và nổi bật sẽ có kinh nghiệm đưa ra những phương án bố trí, thiết kế kiến trúc hợp lý nhất để vừa hài hòa về mặt thị giác, lại vừa tối ưu về mặt công năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định lựa chọn một đơn vị phù hợp với phong cách thiết kế mà bản thân ưa thích. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về các công trình này thông qua website và fanpage của họ.


    TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DỊCH VỤ SỬA CHỮA NÚT GIAO THÔNG DẦU GIÂY

    [​IMG]

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TPHCM

    3. Quy trình tư vấn thiết kế chuyên nghiệp, trọn gói
    Một quy trình bài bản chính là nền móng để thực hiện công việc một cách chuẩn mực và chuyên nghiệp nhất. Để tạo nên một thiết kế có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhu cầu, giữa gia chủ và bộ phận thiết kế cần có sự giao tiếp và thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy, gia chủ cần nắm rõ các bước thực hiện thiết kế, thi công ngay từ đầu để có những trao đổi kịp thời với đơn vị thiết kế.

    Bạn nên chọn những công ty tư vấn thiết kế kiến trúc có cung cấp cả dịch vụ thi công trọn gói, bởi các bản thiết kế công năng hay phối cảnh 3D sẽ luôn có những sai lệch khi thi công thực tế. Trong quy trình thiết kế cần cho thấy rõ tương tác giữa phía kỹ sư, kiến trúc sư và gia chủ, cũng như những thủ tục cần có để tiến hành thi công như khảo sát hiện trạng, trao đổi bản vẽ, lên hợp đồng …

    Việc có được quy trình bài bản, trọn gói từ khâu tư vấn, thiết kế tới thi công sẽ giúp bạn hạn chế được những sai sót không đáng có trong thi công, bảo đảm cho quá trình hoàn thiện được diễn ra nhanh chóng và phù hợp với những nhu cầu của bạn.

    4. Hợp đồng Báo giá thiết kế kiến trúc rõ ràng
    Một bản báo giá thiết kế kiến trúc minh bạch cần được công bố một cách công khai tới khách hàng với hình thức trình bày dễ đọc, dễ hiểu. Giá thiết kế kiến trúc thường được tính theo giá dịch vụ thiết kế hoặc tính theo diện tích thửa đất của công trình. Với những đơn vị có kinh nghiệm thiết kế nhiều loại phong cách khác nhau, giá thiết kế cũng có thể tính toán tùy vào độ phức tạp của phong cách do gia chủ lựa chọn. Một công ty thiết kế kiến trúc có nhiều kinh nghiệm thường sẽ có một báo giá dịch vụ chi tiết và đa dạng trong phong cách. Nhờ vào những báo giá này, bạn có thể đưa ra dự trù về kinh phí thiết kế cũng như lựa chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

    Một bản thiết kế có thể cân đối các yếu tố nội thất, kết cấu điện nước,… phù hợp với nhu cầu của gia chủ cần rất nhiều chất xám và tâm huyết của kiến trúc sư. Vì vậy, một bản thiết kế có giá thấp rất có thể có chất lượng không tốt. Bạn nên lựa chọn những đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc có báo giá minh bạch để dễ dàng so sánh chi phí với nhau, từ đó đưa ra một lựa chọn hợp lý cho bản thân.

    Liên hệ Tư vấn thiết kế:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

    Hotline: 0769861168
     
  3. xaydungsongnam

    xaydungsongnam New Member

    Nhiều gia chủ nghĩ rằng, hồ sơ thiết kế là bản vẽ thi công có ảnh phối cảnh, các mặt bằng. Cách hiểu này không sai nhưng chưa đầy đủ bởi đó chỉ là một phần nhỏ trong tập hồ sơ thiết kế.

    [​IMG]

    Hồ sơ thiết kế là gì?
    Hồ sơ thiết kế là tài liệu thể hiện hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà. Đây là kết quả đầu tiên trong quy trình thiết kế. Những mong muốn của gia chủ sẽ được hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Đây cũng là cầu nối quan trọng giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình.

    Hồ sơ thiết kế nhà chuẩn bao gồm những gì
    Cụ thể, một bộ hồ sơ kiến trúc đầy đủ sẽ bao gồm:

    Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước). Những mô tả về ngoại thất công trình, thiết kế nội thất và dự toán cũng được đề cập. Từ đó gia chủ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công trình trong tương lai.

    1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc
    Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở, phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình. Phần thiết kế kiến trúc thường thể hiện các nội dung bao gồm:

    – Mặt bằng định vị vị trí xây dựng: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, số liệu quy mô, tính chất dự án, hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch, hướng, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và theo quy hoạch được phê duyệt (nếu có), công trình hiện hữu và kiến trúc cảnh quan xung quanh, phân tích mối liên kết giao thông;

    – Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Góp phần biểu thị vị trí tổng quan quy hoạch của lô đất. Trên bản vẽ mặt bằng khái quát với đánh dấu hướng Nam, Bắc để giúp chủ nhà có thể định hướng được cửa nhà sở hữu cổng, hướng cổng với liên lạc đi lại ở trong sân;

    – Bản vẽ mặt bằng các tầng: Thể hiện vị trí, kích thước của các bức tường, các vách ngăn của cầu thang, cách sắp xếp vị trí các phòng, đồ đạc, trang bị, diện tích của các phòng. Dựa vào bản vẽ ngoài mặt bằng các tầng người thợ thi công sẽ biết mình cần phải thi công những gì và làm theo tiện dụng hơn;

    – Bản vẽ mặt đứng: Mô tả chi tiết cách thức trang hoàng kiến trúc ngoại thất của nhà, vị trí và kích thước chi tiết;

    – Bản vẽ mặt cắt: Diễn đạt được vị trí, hình dáng kiến trúc bên trong của những phòng trong ngôi nhà.

    – Bản vẽ chi tiết các bộ phận dầm, sàn, mái: Được chú thích tất cả các lớp cấu tạo, các mẫu nguyên liệu để thuận tiện trong quá trình thi công.

    – Bản vẽ chi tiết các khu vực tam cấp, tiền sảnh, tường rào, cầu thang,…

    – Ảnh phối cảnh 3D: Cho phép gia chủ hình dung căn nhà trong tương lai sẽ ra sao, kiến trúc, vật liệu ngoại thất và cảnh quan quanh đó như thế nào.

    2. Hồ sơ thiết kế kết cấu
    Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà. Bảng vẽ kết cấu gồm:

    – Kết cấu móng: Phần móng nhà nằm dưới cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chịu tải trọng toàn bộ công trình. Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, đến 70% công trình gặp sự cố có nguyên nhân từ nền móng. Do đó, việc có một phần móng chắc chắn phù hợp với loại đất tại công trình là điều kiện quan trọng tiên quyết mà gia chủ cần hết sức lưu tâm.

    – Kết cấu phần thân và kết cấu mái: Phần thân đóng vai trò như đoạn xương nối giúp nâng đỡ, gắn kết như các thành tố còn lại của ngôi nhà. Nhờ vào cột, dầm, tường, sàn, gác, cầu thang, …

    Danh mục thiết kế kỹ thuật phần kết cấu thường thể hiện các nội dung sau:

    – Mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…)

    – Chi tiết các cấu kiện

    – Chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm…

    3. Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật
    Hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Hệ thống chi tiết kỹ thuật được thể hiện trong hồ sơ thiết kế thông qua các bản vẽ:

    – Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…)

    – Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước

    – Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng

    – Mặt bằng định vị đèn các tầng

    – Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng

    – Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.

    4. Hồ sơ thiết kế ngoại thất
    Không chỉ khoác lên như một chiếc áo, ngoại thất này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, chúng cần được tính toán thật chuẩn xác.

    Bản vẽ gồm:

    – Hiện trạng cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng, bố trí ngoại thất, sân vườn;

    – Các chi tiết kiến trúc, loại cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước, chỉ định vật liệu liên quan đến thiết kế;

    – Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt;

    – Các bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh.

    5. Hồ sơ thiết kế nội thất
    Thiết kế nội thất không chỉ là phân bố các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt với vị trí, kiểu dáng, kích thước hợp lý mà trên hết nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tạo nên một không gian sống thuận tiện, thoải mái và cả thể hiện niềm yêu thích của chủ nhân không gian đó, đồng thời phù hợp phong thủy. Bảng mô phỏng 3D nội thất sẽ giúp gia chủ hình dung ngôi nhà dễ hơn ngôi nhà trong thực tế.

    6. Hồ sơ dự toán giá thành công trình
    Các phần liên quan đến hồ sơ thiết kế đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán giá thành của toàn bộ công trình.Tuy nhiên, giá thành của công trình sẽ còn tùy thuộc vào quy mô, nguyên vật liệu, thiết bị… Các khoản chi dự trù thường bao gồm các khoản:

    – Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…

    – Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…

    – Thuế giá trị gia tăng.

    Như vậy, thông qua hồ sơ thiết kế, gia chủ không những dễ dàng mường tượng hơn về ngôi nhà tương lai của mình mà còn dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu, qua đó giúp công việc giám sát và đẩy mạnh tiến độ công trình tiến hành nhanh chóng, thuận tiện hơn.
     

trang này