Triệu chứng Lá hoa mai có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang màu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây mai vàng sẽ bị cằn lại, thô cứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai. Biện pháp phòng trừ Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá gần nhau. Hãy để vườn mai có độ thông thoáng. Hàng ngày bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp. Nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp sau. Ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy. Nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại. Những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Dùng biện pháp hóa học như một trong các loại thuốc sau đây để phun xịt khi nhện xuất hiện nhiều: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC. Nên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc. Về liều lượng và cách sử nên đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc. Bù lạch (Bọ trĩ) Triệu chứng Bù lạch (bọ trĩ) có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non. Sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non. Cơ thể của bù lạch rất nhỏ, đẫy sức cũng chỉ dài khoảng hơn 1cm. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát triển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá trở lên thô cứng. Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho chúng. Chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số bù lạch sẽ giảm dần. ====>> Bài viết liên quan: Tham khảo những địa chỉ bán cây mai vàng giá rẻ 2021 Biện pháp phòng trừ Khi tưới nước cho cây mai, bạn nên dùng loại máy bơm có áp suất mạnh, xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch “cư trú” để rửa trôi bớt chúng. Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Dùng biện pháp hóa học một vài loại thuốc trừ sâu thường dùng như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC…Khi phun xịt thuốc bạn nhớ phun ướt đều cả mặt dưới của lá mai. Sâu ăn lá Hiện tượng Sâu ăn lá cũng là một đối tượng thường xuất hiện và gây hại cho cây mai, nhất là vào những đợt cây ra đọt non, lá non, để phát triển thân cành. Khi mới nở sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá. Do đó làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá. Làm mất diện tích lá quang hợp cho cây. Khi lá già nhìn cây mai xơ xác. Làm cho cây mai vàng sinh trưởng và phát triển kém, cây còi cọc, ra ít bông, và bông nhỏ không đẹp. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai thường ra nhiều đợt đọt non, lá non để phát triển thân, cành, lá. Biện pháp phòng trừ Khi chăm sóc cây mai vàng, nên chú ý quan sát, nếu phát hiện thấy “tổ sâu” thì bắt giết. Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Dùng biện pháp hóa học như một số thuốc trừ thông thường như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion 50EC; Padan 95SP; Fastac 5EC. Rệp sáp Triệu chứng Khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển. Rệp hút nhựa cây mai làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen. Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Rệp sáp Dysmicoccus sinh sống phá hại nhiều loại cây. ====>> Xem thêm: Top những nơi thu mua mai vàng Biện pháp phòng trừ Dùng tay giết rệp. Khi cần thiết thì phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster. Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Bọ xít muỗi Triệu chứng Bọ xít muỗi thường chích hút nhựa cây mai bằng cách chích vào các cành non của cây. Tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây. Biện pháp phòng trừ Các loại thuốc được dùng như Bi58 40 EC (15 – 20 ml/bình 8 lít), Supracide 40 EC (5 – 7 ml/bình 8 lít). Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Tuyến trùng hại Triệu chứng Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm sống trong đất. Đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây mai tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém. Cây mai bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu. Phiến lá vàng và nhỏ hơn bình thường. Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ. Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Nếu để lâu những vườn mai vàng sẽ sinh trưởng kém và chết. Biện pháp phòng trừ Tăng cường bón phân hữu cơ, vì phân hữu có rất nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh có thể tiêu diệt tuyến trùng. Nhổ bỏ những cây bị chết, thu gọn sạch rễ trong đất. Dùng biện pháp sinh học: Pha “Eco insect killer” 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày. Dùng biện pháp hóa học như sử dụng thuốc: Mocap, Sincocin. Dùng thuốc trừ tuyến trùng Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước: Tưới vào mỗi hố 4-8 lít dung dịch thuốc phòng ngừa trước khi trồng. Tưới thuốc thấm sâu vào xung quanh vùng rễ, cần tưới 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Cây cúc ra hoa, nhổ cây băm nhỏ rồi vùi lấp xung quanh gốc cũng có tác dụng hạn chế tuyến trùng. Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây: Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777 Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com Facebook: Vườn mai Hoàng Long Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.